Video Bài 5: Phương pháp giải bài tập về chuỗi phản ứng Este hóa
CÁC PHẢN ỨNG THƯỜNG GẶP VỀ ESTE
Qua bài học này HocHay sẽ hướng dẫn các bạn giải các bài tập về chuỗi phản ứng Este hóa.
Phản ứng thủy phân
Ry(COO)xyR′x+xyH2O ⇌ yR(COOH)x+xR′(OH)y
Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)
Ry(COO)xyR′x+xyNaOH −→to yR(COONa)x+xR′(OH)y
Một số phản ứng riêng
– Este của ancol không bền khi thủy phân hoặc xà phòng hóa không thu được ancol:
RCOOCH = CH2 + H2O → RCOOH + CH3CHO
– Este của phenol phản ứng tạo ra hai muối và nước:
RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O
– Este của axit fomic (HCOO)xR có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(HCOO)xR + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → (NH4CO3)xR + 2xAg + 2xNH4NO3
– Nếu este có gốc axit hoặc gốc ancol không no thì este đó còn tham gia được phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
CH2=CH-COOCH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-COOCH3
nCH2=C(CH3)COOCH3 → (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n
(Poli(MetylMetacrylat) – Plexiglass – thủy tinh hữu cơ)
nCH3COOCH=CH2 → (-CH2-CH(OOCCH3)-)n
(poli(vinyl axetat) – PVA)
ĐIỀU CHẾ
Các phản ứng điều chế.
Thực hiện phản ứng este hóa giữa ancol và axit
yR(COOH)x+xR′(OH)y ⇆H2SO4,to Ry(COO)xyRx′+xyH2O
Thực hiện phản ứng cộng giữa axit và hiđrocacbon không no
RCOOH+C2H2→RCOOCH=CH2
Thực hiện phản ứng giữa muối Na của axit và dẫn xuất halogen
RCOONa+R′X −−→xt,to RCOOR′+NaX
Thực hiện phản ứng giữa phenol và anhidrit axit
(RCO)2O+C6H5OH→RCOOC6H5+RCOOH
HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG ESTE HÓA
LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
– Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol trong điều kiện nhiệt độ, có H2SO4 đặc làm xúc tác. Trong điều kiện đó, đồng thời xảy ra phản ứng thủy phân este trong môi trường axit, tạo ra axit và ancol ban đầu. Phản ứng este hóa và phản ứng thủy phân este trong axit là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất phản ứng H <100%.
– Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm – phản ứng xà phòng hóa – là phản ứng 1 chiều, nhưng phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Hiệu suất phản ứng H ≤ 1. H = 1: phản ứng xảy ra hoàn toàn.
· Bài toán hiệu suất thuận: đề bài cho số liệu của chất tham gia phản ứng, yêu cầu đi tìm các chất tạo thành (sản phẩm).
Luôn luôn lấy số liệu của sản phẩm để tính cho bài toán.
Nếu bài toán cho hiệu suất thì sau khi tính toán chỉ cần nhân kết quả với hiệu suất → ra kết quả cần tìm.
· Bài toán hiệu suất nghịch: đề bài cho số liệu sản phẩm, yêu cầu tính khối lượng các chất tham gia phản ứng.
CT tính :
Nếu bài toán đã cho hiệu suất thì sau khi tính toán xong chỉ cần chia kết quả cho hiệu suất → ra kết quả cần tìm.
– Khi đề bài cho chất tham gia ban đầu có chứa bao nhiêu % tạp chất =>lượng chất tham gia thực tế = lượng cho trong đề. (100 – %tạp chất).
– Đề bài cho sự hao hụt trong quá trình phản ứng/sản xuất thì lượng chất thực tế phản ứng = lượng chất trong đề bài . (100% – % hao hụt).
– Hiệu suất tính theo chất dư ít hơn.
– Khi đề bài cho quá trình gồm n giai đoạn, mỗi giai đoạn có hiệu suất H1, H2,…,Hn… thì hiệu suất của toàn quá trình là H = H1.H2….Hn
Xem bài học chi tiết tại: https://hochay.com/hoa-lop-12/hoa-lop-12-chuong-1-bai-5-phuong-phap-giai-bai-tap-ve-chuoi-phan-ung-este-hoa-713.html
#hoalop12 #hochay #lythuyethoa12 #tracnghiemhoa12 #hoa12nangcao #baitaphoa12 #cachgiaihoa12 #hocgioihoa